Có thể bạn không biết rằng mỗi ngày một người trung bình tiếp xúc với hơn 200 quảng cáo từ các nguồn online và offline. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên một chút tôi đâu có xem quảng cáo nào trên Tivi đâu.
Thực ra đội ngũ Marketing chuyên nghiệp đã khéo léo chèn thương hiệu của họ xuất hiện hầu như khắp mọi nơi từ những logo bé xíu in trên cốc cafe hay những hình ảnh lúc ẩn lúc hiện trong show truyền hình ưa thích của bạn. Tất cả đều có chủ đích của Marketing.
Vậy marketing là gì? tại sao Marketing lại quan trọng với doanh nghiệp? Cùng MOA tìm hiểu nhé
Nội dung bài viết
Marketing Là Gì?
Để trả lời cho câu hỏi Marketing là gì? MOA đã từng tìm hiểu rất nhiều định nghĩa Marketing và cảm thấy định nghĩa của Marketer lão luyện Philip Kotler là đầy đủ nhất.
Ông được ví như cha đẻ của Marketing hiện đại, là người đã đặt nền móng cho rất nhiều thuyết Marketing và vẫn rất hiệu quả trong thời đại ngày nay.
Vậy Marketing là gì? Theo Philip Kotler thì Marketing như thế nào?
Định nghĩa
What is Marketing? “The science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit”
Marketing là gì? “Nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp”
Philip Kotler đã nâng tầm Marketing lên thành nghệ thuật không phải để ám chỉ những TVC, Print Ads hay kỹ thuật quảng cáo khô khan mà người dùng chán ghét.
Mà ông nhấn mạnh việc tìm ra nhu cầu, mong muốn, vấn đề của khách hàng để từ đó tạo ra các giá trị thực nhằm đáp ứng một cách tốt nhất đến họ để kích thích sử dụng sản phẩm của chúng ta chứ không phải của đối thủ.
Nhu Cầu Và Mong Muốn Của Khách Hàng
Nhu cầu (Needs): là sự cần có một cái gì đó để con người có thể duy trì cuộc sống. Ví dụ: ăn, uống, tình yêu, giải trí, sex, … Những nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra mà chúng là một phần của con người.
Mong muốn (Wants): Một khi đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản thì mong muốn của con người dần được phát triển bởi các yếu tố bên ngoài như văn hóa, xã hội, điều kiện kinh tế, chính trị, tôn giáo, …
Ví dụ: Ăn là một nhu cầu và mong muốn của nhu cầu ăn là ăn ngon, ăn sang, ăn chay, ăn giá rẻ hay ăn kiểu Phương Tây, … Mỗi một người sẽ có mong muốn khác nhau tùy thuộc hoàn cảnh và niềm tin của họ.
Ta có thể thấy mong muốn của đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều. Do đời sống văn hóa, kinh tế đã tốt hơn trước rất nhiều dó đó mong muốn của khách hàng ngày càng đa dạng và phân mảnh. Có nhiều công ty phát triển lên chỉ nhờ tập trung bán sản phẩm vào thị trường ngách.
Các Giá Trị Trong Marketing
Giá trị lý tính cơ bản: Sản phẩm đáp ứng được các vấn đề cơ bản của khách hàng.
Giá trị cấp bách, thời vụ, ngữ cảnh xã hội, cảm xúc trạng thái, tò mò dùng thử: Sản phẩm đáp ứng nhu cầu cấp bách, hoàn cảnh xã hội lúc ấy.
Ví dụ: Mì cay là một món không mấy đặc biệt nhưng khi xuất hiện đã tạo ra một làn sóng trong giới trẻ. Các bạn ấy check in đăng hình facebook, khoe thành tích ăn cay khiến cho những người chưa ăn cực kì tò mò và muốn thử ngay lập tức. Vậy là mong muốn đã được hình thành bởi giá trị ngữ cảnh xã hội và tò mò.
Giá trị niềm tin: Đây là loại giá trị xung quanh sản phẩm. Ví dụ: Bao bì có bắt mắt, nhân viên phụ vụ có tận tình chu đáo, cửa hàng có ngăn nắp sạch sẽ, website có đáp ứng tốt trải nghiệm người dùng, chất liệu sản phẩm được nhập ở đâu. …
Giá trị cảm nhận, so sánh: thường thì giá trị này sẽ đến khi khách hàng đã biết về sản phẩm hoặc đã sử dụng. Ví dụ như cấu hình máy tính, điện thoại, sản phẩm này có đẹp bằng sản phẩm kia, …
Giá trị cảm tính: Con người thường có tính phân chia và tính bầy đàn cao. Họ thích thuộc về một nhóm hay cộng đồng nào đó. Ví dụ: Những sản phẩm đẹp, tinh xảo, nhỏ gọn thường sẽ đắt và dành cho người thượng lưu.
Giá trị cảm tính tương lai, lợi ích tương lai – chi phí cơ hội.
Giá trị cảm tính cái tôi, sự tôn trọng, triết lý sống: Thể hiện bản thân và sự tôn trọng, giá trị tinh thần, văn hóa, trách nhiệm xã hội….
Giá trị lý tính gia tăng: Quà tặng…
Giá trị liên tưởng gia tăng: Các giá trị mang tính liên tưởng, tỉnh cảm thương hiệu (Love mark), tình thân đồng loại, mối quan hệ …
Mỗi một giá trị đóng vai trò là nấc thang đi tới quyết định mua hàng của khách hàng. Và nhiệm vụ của một Marketer là làm sao để truyền tải những giá trị đó đến với khách hàng đế đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ một cách tốt nhất.
Marketing Là Làm Gì?
Đây là một thắc mắc của rất nhiều các bạn sinh viên học ngành Marketing đặc biệt là những người mới ra trường. Nhiều bạn nghĩ rằng Marketing là đi làm các quảng cáo trên tivi, báo đài, billboard hay mạng xã hội.
Thực ra đó chỉ là 1P Promotion trong 4P bao gồm “Product, Price, Place & Promotion” hay gọi là “Sản phẩm – Giá Thành – Bày bán – Chiêu Thị. Chỉ riêng mỗi “P” cũng đã là một lĩnh vực mênh mông vậy chúng ta nên bắt đầu từ đâu.
Để trả lời câu hỏi trên thì chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi trước đó: “Bạn sẽ làm marketing tại loại công ty nào?”
Có nhiều loại công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing và mỗi loại công ty – mỗi phân ngành lại có đặc điểm và yêu cầu khác nhau.
Tựu chung lại bạn có thể làm trong công ty Client hoặc Agency
Client Là Gì?
Client là các công ty sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ (Ví dụ: Vingroup, Unilever, Grab, …).
Không phải công ty nào cũng đủ khả năng và nhân lực để thực hiện tất cả các công việc liên quan đến 4P – Sản phẩm – Giá Thành – Bày bán – Chiêu Thị, cho nên các công ty Client sẽ đi thuê/mua các dịch vụ Marketing từ Agency.
Ở Client Bạn Sẽ Làm Gì?
Khi làm việc Marketing cho các công ty client bạn sẽ làm tham gia vào rất nhiều khâu của sản phẩm từ giai đoạn đầu đến lúc đến tay người tiêu dùng (trừ khi sản xuất).
Ví dụ bạn làm cho nhãn hàng Head & Shoulders của tập đoàn P&G. Công việc sẽ bao gồm test sản phẩm, test concept truyền thông, lên yêu cầu chiến dịch cho các Agency và thực hiện cùng họ, lên kế hoạch communication & trade, đo lường và tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông và bán hàng.
Khi làm việc trong môi trường Client bạn sẽ được tiếp xúc với rất nhiều đối tác từ nghiên cứu thị trường, quảng cáo(agency), truyền thông (media) đến những nhà bán lẻ lớn (Co-op Mart, Aeon Mall, Big C) và các chị tiểu thương trong các khu chợ.
Từ những kiến thức và kinh nghiệm đó – kết hợp với những tài liệu nội bộ công ty – thì bạn sẽ có một sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm và ngành hàng của sản phẩm đó .
Agency Là Gì?
Agency là các công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo cung cấp dịch vụ Marketing cho các Client, họ là người thấu hiểu bản chất và thách thức kinh doanh của client từ đó kết hợp với sự thấu hiểu hành vi và suy nghĩ của người tiêu dùng, để làm nên những giải pháp sáng tạo hỗ trợ Client bán được hàng.
Các loại hình Marketing Agency thường thấy:
Creative Agency – các công ty này sẽ nhận yêu cầu từ Client và sáng tạo ra nội dung có thể là kịch bản TVC, print ads, billboard,… Các công ty nổi tiếng ở Việt Nam là Phibious Việt Nam, TBWA/ Group Việt Nam, Dentsu One Việt Nam.
Market Research Agency – các công ty nghiên cứu thị trường Ví dụ: khi một công ty ra mắt 1 sản phẩm mới ở Việt Nam, họ sẽ thuê các công ty này để nghiên cứu người tiêu dùng xem sản phẩm có phù hợp và mức độ tăng trưởng của thị trường.
Các công ty nổi tiếng có thể kể đến như: Nielsen, Q&Me Việt Nam, W&S Nhật Bản, Cimigo, …
Event Agency – Các công ty chuyên tổ chức các sự kiện
Media Agency – các công ty chuyên sản xuất TVC, hình ảnh. Khi các công ty Client hay Creative Agency không có bộ phận sản xuất thì đây là lúc họ tỏa sáng.
Digital Agency – Các công ty chuyên sáng tạo nội dung và quảng cáo trên các kênh online.
PR Agency – Công ty chuyên cung cấp các bài PR cho Client thông qua bên thứ 3. Ví dụ người nổi tiếng dùng sản phẩm hay các KOL’s nổi tiếng và các bài báo ví dụ như Trấn Thành, Chi Pu hay Tinhte.vn, Vnexpress.vn, …
Ở Agency Bạn Sẽ Làm Gì?
Các công ty Client sau khi có sản phẩm thì làm sao để cho khách hàng mục tiêu biết đến và mua hàng của họ. Thường thì các thông tin liên quan đến sản phẩm sẽ thô và kém hấp dẫn.
Ví dụ: Căn hộ của tôi rất tiện nghi, sản phẩm rất chất lượng, Uống nhiều nước tốt cho sức khỏe, … Đa phần thông tin đó khách hàng sẽ không thích và có lúc cảm thấy phiền.
Vì vậy mà Client cần một đối tác để giúp đưa những thông tin đó một các hấp dẫn để khách hàng thích thú và chấp nhận ngồi nghe.
Và mục tiêu của người làm Agency là phải cho khách hàng hiểu (educate), thích thú (entertain) và hành động cụ thể (engage)
Để hiểu rõ hơn MOA sẽ trình bày các bước đơn giảm để tạo ra 1 sản phẩm quảng cáo TVC. Ví dụ Vinamilk sẽ đóng vai trò là Client và định tung ra dòng sản phẩm sữa chua nếp cẩm.
(1) Vinamilk sẽ thuê Research Agency để do lường nhu cầu của thị trường, bằng các kỹ thuật nghiệp vụ Research Agency sẽ cho biết khách hàng có thích sản phẩm này không, dung lượng thị trường là bao nhiêu, tiềm năng phát triển trong thương lai, thị phần tối đa có thể đạt, đối thủ cạnh tranh, …
(2) Vinamilk nhận thấy dung lượng thị trường lớn và người Việt Nam vỗn đã quen với dòng sản phẩm sữa chua nếp cẩm ngoài ra đối thủ cạnh tranh chủ yếu là những thương hiệu nhỏ lẻ. Từ đó lên kế hoạch chiến lược Marketing.
(3) Vinamilk sẽ mời một vài Advertising / Creative Agency để nhận brief yêu cầu.
(4) Sau đó các Advertising agency sẽ thuyết trình ý tưởng, Vinamilk sẽ chọn 1 Agency thắng cuộc và tiến hành phát triển ý tưởng ra Story Board (Kịch bản bằng hình vẽ), sau đó kết hợp cùng Production House để sản xuất phim quảng cáo và banner.
(5) Sau khi sản xuất xong thì đưa qua Media Agency để chiếu trên các kênh truyền thông của Media Publisher.
Nghề marketing là gì?
Hiện tại cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội cộng với làn sóng đầu tư và khởi nghiệp ở Việt Nam. Nhu cầu tuyển dụng cho ngành này là khá lớn.
Có khoản 43% tin tuyển dụng là dành cho các vị trí thuộc lĩnh vực Marketing. Và thu nhập bình quân cũng tầm 400 – 600 USD/ tháng. Do đó có thể thấy đây là nghề nghiệp hấp dẫn và đáng mơ ước với bất kỳ bạn trẻ năng động nào.
Như đã nói ở trên khi đi làm bạn có thể chọn 2 loại công ty Client và Agency. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem trong Client và Agency bao gồm những vị trí nào?
Client
Brand managers
Giám đốc thương hiệu. Là một người ở giữa mọi người, là cầu nối giữa các đối tác bên trong lẫn bên ngoài công ty.
Là người quản lý rất nhiều bộ phận từ sản xuất, kỹ thuật, đến bán hàng cho đến các Agency quảng cáo, nghiên cứu thị trường, quan hệ cộng đồng (PR)
Trade Marketing Manager
Nếu Brand Manager có vai trò gia tăng thị phần, thì Trade Marketing Manager chịu trách nhiệm trực tiếp về doanh số bán hàng.
Market Research & Analytics Manager
Công việc của một Consumer Market Insight Manager nói chung là phân tích các dữ liệu để đề xuất ra những insight hữu ích, xây dựng và thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường, tổng hợp thành các data, đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch.
Chief Marketing Officer
Giám đốc marketing. Là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty.
PR manager
Người chịu trách nhịêm PR cho nhãn hàng. Làm các công việc về PR. Nhưng có thể thuê công ty chuyên về PR thực hiện.
Assitant Brand Manager
Đây là sẽ bộ phận hỗ trợ cho Brand Manager phát triển và thực thi các chiến lược marketing giữa các phòng ban khác nhau.
Media Manager
Công việc của MM là làm việc các agency truyền thông, tham gia tư vấn về chiến lược digital, content…. cho Brand Team
Marketing Executive
Đây là vị trí mà bất cứ một người làm Marketer nào cũng từng trải qua. Họ là đội quân thực thi cụ thể các công việc trong chiến lượng Marketing tổng, theo dõi đo lường KPI, phân tích và báo cáo tiến độ cho các vị trí quản lý.
Agency
Copywriter
Đây là vị trí làm việc với ngôn từ nhiều nhất, họ ăn nằm với nội dung quảng cáo, slogan, tagline, … Họ là người giúp truyền tải thông điệp sản phẩm qua câu chữ một cách hấp dẫn nhất.
Designer
Nếu như Copywrite chỉ làm việc với con chữ thì Designer chủ yếu làm việc với hình ảnh visual, họ sẽ là người thiết kế và sáng tạo ra các hình ảnh quảng để kết hợp một cách tốt nhất với nội dung từ Copywriter.
Film Director
Cũng giống như đạo diễn quay phim, là người trực tiếp chỉ đạo quay các TVC quảng cáo. Chủ yếu làm việc trong Production Agency.
Photographer
Là người chụp những bức ảnh hay quay film. Họ và Designer sẽ cùng giúp đỡ nhau trong phần hình ảnh quảng cáo.
Media Planners
Là những người hiểu rất sâu rộng về sản phẩm cũng như thị trường có khả năng lập kế hoạch truyền thông, đồng thời hỗ trợ, giải đáp khách hàng để họ có thể đạt được mục tiêu quảng cáo của mình.
Media Buyers/ Booking
Là người trực tiếp làm việc với các bên thứ 3 như người nổi tiếng, KOL’s, trang báo, fanpage, diễn đàn để thực hiện việc truyền thông, PR cho các nhãn hiệu.
Account Excutive (Junior)
Là những người nằm ở vị trí trung gian kết nối Agency với những khách hàng của họ. Công việc của họ là tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đôi khi là đi tìm khách hàng về cho agency.
Account Manager
Là người cùng với Copywriter, Art Director đi gặp khách hàng, nhận bản yêu cầu từ khách hàng và gửi lại bản yêu cầu đó cho các thành viên khác thực hiện.
Xem thêm: Marketing Executive là gì