Sau khi đã sở hữu cho mình một website hoàn chỉnh thì việc bạn muốn chắc chắn là website của bạn hiển thị trên Google. Với một website mới việc tạo một sitemap cho website là vô cùng cần thiết vì nó sẽ giúp website của bạn được Google index nhanh hơn. Vậy bạn đã biết sitemap là gì chưa? Tạo sitemap cho website như thế nào? Nếu chưa thì MOA Việt Nam sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó qua bài chia sẻ kiến thưc này
Tìm Hiểu Về Sitemap
Sitemap là gì?
Như tên gọi của nó, sitemap hay dễ hiểu hơn là sơ đồ của website là một tập tin chứa tất cả những URL của toàn bộ website.
Sitemap được có thể xem như là tài liệu được sử dụng trong kế hoạch thiết kế website. Ngoài ra sitemap còn có thể là một văn bản chứa tất cả những đường URL theo thứ tự thời gian như
- Thời gian bài được cập nhật lần cuối
- Mức độ thay đổi nội dung
- Mức độ quan trọng của nội dung
Bên cạnh đó, việc tạo sitemap cho website còn như là một cách để các quản trị viên thông báo với Google về các nội dung trên website. Việc này nhằm giúp Google thu thập thông tin dễ dàng, thông minh và chính xác hơn.
Sitemap gồm có 2 dạng là HTML sitemap và XML sitemap
HTML sitemap
HTML sitemap sẽ được sử dụng chủ yếu đối với người dùng. HTML hỗ trợ rất nhiều cho người dùng trong quá trình trải nghiệm website. Với HTML sitemap sẽ giúp người dùng dễ dàng di chuyển và tìm thông tin mình cần.
HTML sitemap sẽ liệt kê toàn bộ các URL cho từng trang hay từng mục của website
Các đường URL sẽ được sắp xếp theo từng tiêu đề và thư mục
XML sitemap
XML sitemap chính là tấm bản đồ của website. Đây là những URL của website mà có đuôi là .xml
Chỉ cần người dùng click vào sẽ thấy tất cả các trang có thể truy cập trên website của bạn
XML sitemap sẽ hiển thị các URL của website theo chuẩn XML
Các URL sẽ được sắp xếp tùy theo tiêu chí của Webmaster
Với XML sitemap sẽ giúp bạn thông báo đến Google các nội dung để được index một cách nhanh hơn
Tại Sao Phải Tạo Sitemap
Thông thường Google sẽ thu thập dữ liệu từ các nội dung trên website thông qua những liên kết nội bộ hay các link từ nơi khác trỏ về. Và sitemap sẽ giúp bổ sung thêm để Google có thể thu thập toàn bộ URL một cách chính xác.
Có thể sitemap sẽ không giúp ích nhiều cho trong việc gia tăng thứ hạng trên Google. Nhưng sitemap sẽ giúp cho website được Google index nhanh hơn và tạo lợi thế cho website của mình.
Với sitemap thì Google sẽ cập nhật các nội dung mới rất nhanh chóng. Không chỉ là bài viết mà còn là các mục hay các trang, điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp vơi quá trình SEO.
Đối với những website mới thì việc tạo sitemap cho website lại càng quan trọng. Do có rất ít các link trỏ về từ nơi khác sẽ làm cho nội dung được index rất lâu. Với sitemap sẽ giúp việc đó diễn ra nhanh chóng hơn rất nhiều
Còn với website cũ thì sitemap sẽ thông báo cho Google mức độ cập nhật làm mới nội dung cảu website. Điều này sẽ giúp Google có cái nhìn bao quát toàn bộ website và được đánh giá cao hơn.
Tầm Quan Trọng Của Sitemap
Sau khi đã biết sitemap là gì rồi thì bạn sẽ thấy sitemap sẽ vô cùng quan trọng. Sitemap sẽ rất cần cho website của bạn khi thể hiện được toàn bộ cấu trúc website.
Việc tạo sitemap cho webiste quan trọng vì nó sẽ giúp các nội dung của bạn được index nhanh hơn. Từ đó sẽ giúp website của bạn sẽ có thứ hạng cao hơn trên Google.
Những Điều Cần Chú Ý Khi Tạo Sitemap Cho Website
Khi tạo sitemap cho website cần tương ứng với thiết kế của website. Hãy nên tạo sitemap cho website từ những khái niệm cơ bản nhất.
Khi tạo sitemap cho website thì không nên sử dụng các yếu tố đồ họa. Ngày nay người dùng thường ngăn chặn các yếu tố đồ họa. Chính vì thế sử dụng đồ họa để điều hướng sẽ không có nhiều tác dụng
Cấu trúc của sitemap phải tương ứng với các phân cấp của website. Không nên sử dụng bản cấu trúc, vì như vậy sẽ làm quy trình trở nên khó khăn
Nên đặt URL dẫn đến sơ đồ ở trang chính hay trang đầu của website để người dùng có thể dễ dàng truy cập.
Cách Tạo Sitemap Cho Website
Tạo sitemap cho website bằng tay
Công tác chuẩn bị trước khi tạo sitemap:
- Website đảm bảo đang được hoạt động
- Notepad để cài đặt các thông số Priority cho các URL
- Phải đảm bài kết nối mạng đủ mạnh và ổn định
Bước 1: Vào http://www.xml-sitemaps.com/
Bước 2 : Điền các thông số phù hợp
- Starting URL: địa chỉ website
- Change frequencty: Nên chọn là daily (bạn có thể chọn thông số phù hợp)
- Last modification: Nên chọn Use server’s response
- Priority: Nên để tự động (Automatically calculated priority)
Tiếp theo bấm Start và chờ đợi. Với website mới ít trang thì sẽ rất nhanh, còn với website cũ có nhiều thông tin sẽ lâu hơn. Sau khi có được file sitemap cần chú ý đến các file sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt
Bước 3 : Download file xml về
Sử dụng Notepad ++ mở file sitemap.xml để set thông số Priority cho các URL.
Lưu ý phần này: thông số Priority quy định sự quan trong của các url đối với website của bạn, nếu Url nào quan trọng nên cho nó cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất 0.10
Bước 4: Up file xml lên website
Bước 5: Vào công cụ seo Google Webmaster Tools để cập nhật sitemap.
Tạo sitemap cho website và robots txt bằng WordPress
Vơi các này bạn có thể dễ dàng tạo sitemap cho website bằng plugin Yoast SEO
Bước 1: Truy cập mục SEO và chọn Tổng quan
Bước 2: Tiếp theo bạn chọn mục Tính năng và chọn Bật trong Sơ đồ trang XML. Sau đó bạn nhấn Lưu thay đổi
Bước 3: Kiểm tra lại sitemap XML. Có 2 cách để bạn có thể kiểm tra.
Thứ nhất là truy cập domain/sitemap_index.xml.
Thứ hai là trong mục Sơ đồ trang XML bạn nhấn dấu ? và cuối cùng là chọn Xem XML sitemap
Tìm Hiểu File Robots.txt Và Cách Thức Tạo File
File Robots.txt là gì?
File Robots.txt đơn giản là một file văn bản nhằm hưỡng dẫn công cụ tìm kiếm trong việc thu thập thông tin và lập chỉ mục website của mình.
Có thể thấy việc thu thập thông tin và lập chỉ mục của Google khá lâu. Chính vì lẽ đó file Robots.txt sẽ hỗ trợ webmaster linh hoạt hơn giúp quá trình diễn ra nhanh hơn.
File Robots.txt luôn được công khai và bạn đều có thể xem được file đó bằng cách truy cập domain/robots.txt
Tại sao cần phải có file Robots.txt
Việc có một file Robots.txt sẽ rất là quan trọng. Trong trường hợp bạn không có file Robots.txt thì Google sẽ hiểu rằng tất cả những trang được bạn xây lên trong website đều được công khai. Và khi đó tất cả đều có thể được Google thu thập thông tin và lập chỉ mục. Chính nhờ filr Robots.txt bạn sẽ có thể hạn chế quyên truy cập vào một số trang bạn mong muốn.
Khi bạn sở hữu một website với dữ liệu lớn và không có file Robots.txt sẽ vô cùng nguy hại. Lúc đó các công cụ tìm kiếm đều có thể thu thập hết tất cả thông tin và có thể xảy ra vấn đề hiệu năng. Hãy tạo file Robots.txt để hạn chế điều này và giúp quá trình lập chỉ mục nhanh chóng hơn.
Một số điều cần biết khi tạo file Robots.txt
Có một số lưu ý khi tạo file Robots.txt mà bạn cần để ý như sau:
- User-agent là tác nhân người dùng, bắt buộc có ít nhất 1 tác nhân người dùng. Việc sử dụng dấu hoa thị * như trong ví dụ sẽ khớp với tất cả các trình thu thập dữ liệu.
- Disallow là có tác dụng không cho phép truy cập trang
- Allow là có tác dụng cho phép truy cập trang
- Sitemap là đường dẫn sitemap của bạn domain/sitemap_index.xml
- Mỗi một câu lệnh nên viết trên 1 dòng.
- Robots.txt có phân biệt chữ hoa và chữ thường.
- Không chèn thêm bất kỳ ký tự nào khác ngoài các cú pháp lệnh.
- Không được viết thừa hay thiếu khoảng trắng
Tạo file robots.txt bằng WordPress
Bước 1: Truy cập mục SEO và chọn Công cụ
Bước 2: Chọn Trình chỉnh sửa tập tin
Bước 3: Nhập nội dung vào và chọn Lưu thay đổi vào robots.txt.
Bước 4: Kiểm tra hoạt động robots. Bạn truy cập theo đường dẫn domain/robots.txt
Kết Luận
Như vậy là bài viết đã hướng dẫn bạn tạo sitemap cho website. Hi vọng bài chia sẻ này giúp bạn hiểu hơn về sitemap cũng như là cách tạo sitemap cho website của mình. Để tìm hiểu sâu hơn về sitemap cũng như là tìm hiểu nhiều hơn về SEO thì bạn còn chừng chờ gì nữa mà không đến với Khóa Học SEO tại TP HCM MOA Việt Nam.