Nếu như quảng cáo mạng tìm kiếm là quảng cáo theo kiểu bị động thì chạy quảng cáo GDN (còn gọi là Google Display Networks hay quảng cáo mạng hiển thị) theo khuynh hướng chủ động tiếp cận khách hàng và theo đuổi họ.
Đã là một nhà quảng cáo Google thì bạn không thể bỏ qua việc chạy GDN bởi những ưu điểm bù đắp cho kiểu chạy mạng tìm kiếm. Nếu kết hơp cả hai sẽ tạo thành chiêu song kiếm hợp bích cực kì hiệu quả.
Phần làm sao để kết hợp quảng cáo tìm kiếm và chạy quảng cáo GDN để tối ưu chuyển đổi, MOA sẽ chia sẽ cho bạn trong một 1 bài viết khác. (link)
Bây giờ MOA sẽ cùng bạn khám phá cách sử dụng và chạy quảng cáo GDN như thế nào để hiệu quả nhé.
=> Xem thêm: GDN là gì?
Cách tạo 1 chiến dịch quảng cáo GDN
Mình sẽ hướng dẫn và giải thích chi tiết các bước để tạo 1 chiến dịch GDN hoàn chình. Các bạn chú ý theo dõi nhé.
Bước 1: Tạo chiến dịch
Nhấp vào Tạo Chiến Dịch Mới trong phần Chiến Dịch > Chọn Chiến Dịch Mạng Hiển Thị
Chon Mục Tiêu cho chiến dịch:
Doanh số: Nếu bạn muốn kéo traffic và thúc đẩy bán hàng trực tuyến, trong ứng dụng hoặc tại cửa hàng
Khách hàng tiềm năng: Nếu bạn tập trung vào việc lấy thông tin khách hàng
Lưu lượng truy cập trang web: Giúp bạn thúc đẩy khách hàng quan tâm truy cập vào trang web của mình
Cân nhắc thương hiệu và sản phẩm: Khuyến khích mọi người khám phá các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn bằng các quảng cáo bắt mắt
Phạm vi tiếp vận và nhận thức về thương hiệu: Tăng độ nhận diện thương hiệu
Bạn có thể tạo 1 chiến dịch không có mục tiêu. Ưu điểm của lựa chọn không có mục tiêu là khi cài đặt chiến dịch bạn sẽ không bị hạn chế tính năng theo từng mục tiêu.
Khi quảng cáo GDN chạy được 1 thời gian, tùy vào tình hình thực tế cũng như nhu cầu lúc ấy chúng ta mới set lại mục tiêu cho quảng cáo.
Tiếp theo bạn nhấp Chiến Dịch Hiển Thị Chuẩn và điền website của mình vào.
Bước 2: Tạo tên chiến dịch
Bạn đặt tên chiến dịch. Lưu ý bạn nên ghi kèm ngày tháng năm tạo chiến dịch để sau này dễ quản lí.
Phần ngôn ngữ bạn chọn Tiếng Việt và Tiếng Anh. Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng 2 loại ngôn ngữ này cho gmail và trình duyệt.
Bước 3: Chọn khu vực
Phần chọn khu vực, nếu như bạn không định nhắm tới các đối tượng toàn quốc thì hãy lựa chọn tìm kiếm nâng cao. Google sẽ cung cấp khả năng nhắm khu vực khá hiệu quả với Địa Điểm hoặc Bán Kính.
- Chọn Địa Điểm Google sẽ giới hạn trong 1 tỉnh hay thành phố
- Chọn Bán Kính Google sẽ giới hạn trong 1 bán kính nhất định từ vị trí thả ghim
Bước 4: Chọn giá thầu
Trong phần này bạn sẽ có 3 tùy chọn là Chuyển Đổi, Giá Trị Chuyển Đổi và Có Thể Xem
Nếu là người mới bắt đầu chạy bạn nên để ở chế độ Chuyển Đổi. Google sẽ cố gắng tối đa hóa nhấp chuột trong khoảng ngân sách mỗi ngày.
Bước 5: Đặt ngân sách mỗi ngày
Để xác định ngân sách một cách tốt nhất, bạn phải tính ước lượng được, hoặc hiểu được số lượng người truy cập vào landing page được chuyển đổi thành khách hàng của bạn mỗi ngày.
Nếu bạn là người mới bắt đầu thì nên thử nghiên cứu và xem xét tỉ lệ chuyển đổi trung bình của ngành mà bạn đang hoạt động. Từ đó tính ra mình cần chi bao nhiêu cho mỗi người truy cập.
Trong ví dụ này mình chọn ngân sách là 100.000VND / ngày và cách phân phối Chuẩn. Với cách phân phối này Google sẽ phân phối đồng đều ngân sách của bạn trong suốt cả ngày
Phân phối Tăng Tốc là Google sẽ cố gắng tiêu hết ngân sách trong ngày 1 cách nhanh nhất. Có thể Google sẽ phủ rộng hơn hay xuất hiện thường xuyên hơn để có nhiều người click nhất có thể.
Bước 6: Cài đặt thời gian chạy quảng cáo
Các bạn cài đặt thời gian bạn muốn quảng cáo nhé.
Phần xoay vòng quảng cáo bạn nên chọn Tối ưu hóa: Ưu tiên quảng cáo hoạt động tốt để Google xoay vòng quảng cáo và lựa chọn hiển thị những mẫu quảng cáo hiệu quả nhất.
Bước 7: Lựa chọn thiết bị hiển thị
Phần này bạn có thể quản lí đối tượng nào có thể xem quảng cáo của bạn 1 cách rất là chi tiết.
Để làm tốt phần này bạn nên hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình sử dụng các thiết bị nào hành vi của họ khi sử dụng chúng.
Bước 8: Chọn đối tượng quảng cáo
Để chạy quảng cáo GDN một cách hiệu quả thì cách tốt nhất là bạn phải hiểu đối tượng khách hàng của mình.
Khoanh vùng đối tượng mục tiêu theo sở thích, ý tưởng và các từ khóa mà bạn nghĩ rằng khách hàng khi search sẽ phát sinh nhu cầu đối với sản phẩm dịch vụ của bạn.
Trong phần Duyệt Qua sẽ có 3 chủ để để bạn lưa chọn:
- Sở thích và thói quen của KH : Google sẽ dựa vào lịch sử duyệt web và các hoạt động để dự đoán (không khuyến khích)
- KH đang nghiên cứu và lập kế hoạch cho điều gì: KH đang tìm kiếm và quan tâm điều gị ở thời điểm hiện tại (khuyến khích)
- Cách KH tương tác với doanh nghiệp: tệp này dùng để Remarketing đến những người đã từng vào trang web (khuyến khích sau khi đã chạy 1 thời gian
Khi đã chay quảng cáo 1 thời gian, bạn có thể tạo 1 tệp khách hàng riêng cho mình trong phần “Đối tượng chung sở thích tùy chỉnh”, để sau này có sản phẩm tương tự bạn sẽ tiết kiệm thời gian set up chiến dịch.
Bước 9: Cài đặt nhân khẩu học
Bạn sẽ khoanh vùng đối tượng bằng Giới Tính, Độ Tuổi, Thu Nhập và Trạng Thái
Các bạn bỏ hết phần Không xác định khi chọn nhé
Bước 10: Nhắm đối thượng theo nội dung
Bạn có thể thu hẹp phạm vi tiếp cận của bạn với Từ khóa, Chủ đề hoặc Vị trí.
Từ Khóa
Phần Từ Khóa bạn.lưu ý không nhập những từ người dùng search trên thanh tìm kiếm mà là những từ liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhé.
Sau đó bạn chọn “Đối tượng: Hiển thị quảng cáo cho những người có khả năng quan tâm đến các từ khóa này …”
Bởi vì Google sẽ cho phép một số người nằm ngoài mục tiêu ban lựa chọn nhưng vẫn có khả năng quan tâm đến sản phẩm của bạn
Chủ Đề
Phần Chủ Đề, các bạn nhập các chủ đề mà bạn nghĩ rằng khách hàng tiềm năng sẽ quan tâm và có khả năng phát sinh nhu cầu mua hàng của bạn.
Vị Trí
Tìm các trang Website mà ban nghĩ rằng nó sẽ sử hữu lượng khách hàng tiềm năng nhiều nhất đối với sản phẩm và dịch của bạn.
Lưu ý: với mỗi một lựa chọn nhắm mục tiêu như Từ Khóa, Vị Trí hay Chủ Đề bạn nên để thành 1 nhóm quảng cáo. Như vậy bạn sẽ dễ dàng biết được target nào là hiệu quả, target nào không từ đó lựa chọn loại bỏ hoặc sửa đổi.
Bước 11: Tạo quảng cáo
Trong phần tạo quảng cáo, Google sẽ cung cấp cho bạn 2 kiểu tạo quảng cáo đó là Quảng Cáo Hiển Thị Hình Ảnh Đáp Ứng và Tải Lên Quảng Cáo Hiển Thị Hình Ảnh.
Quảng Cáo Hiển Thị Hình Ảnh Đáp Ứng
Bạn chỉ cần up ảnh lên đó và bắt đầu thiết kế các Headline, Sub Headline, Mô tả, … trên giao diện của Google.
Tải Lên Quảng Cáo Hiển Thị Hình Ảnh
Bạn up ảnh đã thiết kế sẵn vào đây. Hình phải có sẵn nội dung và nút Call To Action rồi nhé
Lưu ý kích thước hình ảnh và dung lượng phải nhỏ hơn 150 MB.
Đăng ký ngay: Khóa học Quảng Cáo Google Adwords
Hướng dẫn chạy quảng cáo GDN hiệu quả
Sử dụng Remarketing trong quảng cáo GDN
Rất nhiều người chạy quảng cáo GDN đều đồng ý nếu bạn không chạy Remarketing thì bạn đừng nên sử dụng quảng cáo GDN nữa bởi rất khó để có sự hiệu quả.
Nếu bạn đã từng mua hàng trên Tiki thì bạn sẽ biết họ sử dụng Tiếp thị lại mạnh như thế nào.
Mình từng xem một con chuột Logitech trên Tiki nhưng chưa quyết định mua, liên tiếp những ngày sau đó hình ảnh về chuột Logitech giảm 30% hiện ra trên hầu hết các website mà mình truy cập.
Nó xuất hiện đúng lúc mình đang tìm hiểu về các loại chuột không dây của Logitech và thời điểm mua hàng trỗi dậy kích thích mình click vào banner và đặt hàng luôn.
Rõ ràng xác suất để người dùng mua hàng khi quay trở lại website trong lần tiếp theo là cao hơn, và đó cũng chính là điểm mạnh của Remarketing. Với công cụ này, thường thì bạn sẽ thu hút được khách hàng tương tác với mức CPA (Cost per Action) thấp hơn quảng cáo thông thường.
Bạn nên dành ra 30% tổng ngân sách GDN để dành cho việc tiếp thị lại.
Lựa chọn các website phù hợp
Có cả triệu website là đối tác của google và mỗi website đều có lượng độc giả riêng biệt. Cho nên việc lựa chọn đúng website có lượng khách hàng mục tiêu của bạn là cực kì quan trong để sàng lọc đối tượng và tối ưu chí phí quảng cáo.
Nhưng bạn không biết nhiều trang website thì làm thế nào? Bạn đừng lo Google sẽ gợi ý cho các website có liên quan đến sản phẩm dịch vụ hay ngành nghề kinh doanh của bạn
Tuy nhiên bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng và lựa chọn chính xác các website bạn muốn đặt quảng cáo.
MOA khuyên bạn chọn khoảng 10 Websites mà bạn cho là sở hữu lượng người dùng có nhu cầu với sản phẩm dịch vụ của mình.
Sau đó, bạn đo lường độ hiệu quả của các website này, loại bỏ các website không đúng đối tượng và tiếp tục test ở các website khác.
Nếu như số lượng hiển thị chưa đủ đáp ứng nhu cầu của bạn thì hãy tiếp tục mở rộng thêm số lượng website có liên quan.
Chiến thuật chia để trị trong quảng cáo GDN
Trong quảng cáo GDN, bạn có thể chia các nhóm quảng cáo giống như quảng cáo tìm kiếm. MOA khuyên bạn nên thực hiện nhiều nhóm quảng cáo với từng dòng sản phẩm và dịch vụ
Ví dụ như, doanh nghiệp của bạn là cửa hàng kinh doanh giày, thì đừng bao giờ chỉ chạy 1 chiến dịch cho tất cả các dòng sản phẩm.
Mà chia ra để nhiều nhóm để sự liên kết giữa sản phẩm + quảng cáo + người dùng có sự tương thích rõ ràng nhất giúp việc chuyển đổi được hiệu quả.
Bạn hãy chia nhỏ chủ đề ra cho từng chiến dịch như: giày nam, giày nữ, cao gót nữ, snecker nữ, …
Việc lên cấu trúc chiến dịch và nhóm quảng cáo sẽ được hoạch định rõ ràng từ đầu, sẽ giúp bạn dễ quản lý, tránh thiếu sót và tối ưu chiến dịch cũng hiệu quả hơn.
Target địa điểm hiển thị quảng cáo
Hãy xác định khách hàng tiềm năng của bạn ở đâu và đảm bảo rằng chiến dịch của bạn sẽ chỉ quảng cáo trong khu vực bạn mong muốn.
Để tránh lãng phí click vào khách hàng không có khả năng chuyển đổi.
Vi dụ: Khách hàng của bạn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Thành Phố Hồ Chí Mình & Hà Nội thì bạn hãy tập trung quảng cáo vào 2 vị trí này. Ngoài ra, bạn có thể nhắm theo bán kính rất phù hợp với những người kinh dịch vụ ăn uống nhà hàng.
Chú ý giới hạn tần suất hiển thị
Tần suất hiển thị là số lần người dùng sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn. Nếu như quảng cáo xuất hiện nhiều lần lặp đi lặp lại thì bạn có khó chịu hay không?
Khách hàng cũng vậy bạn nên giới hạn số lần hiển thị trên 1 người đừng để họ có ấn tượng xấu với thương hiệu của mình.
Ngoài ra, với việc giới hạn tần suất hiển thị còn giúp bạn cải thiện hiệu suất vừa đảm bảo ngân sách của bạn được chi tiêu hợp lý hơn.
Hướng dẫn cách làm:
Bạn tìm phần Cài Đặt Bổ Sung > Click Giới Hạn Tần Suất > Nhập số lần hiển thị quảng cáo trên 1 ngày
Kết luận
Trên đây là những hướng dẫn về cách chạy quảng cáo GDN – mạng hiện thị, MOA Việt Nam gửi đến bạn. Mong rằng sẽ nắm vững kiến thức về chạy quảng cáo GDN và sẽ sớm thiết lập nên chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu phù hợp cho sản phẩm / dịch vụ của bạn. Mọi chi tiết thắc mắc và góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Cảm ơn các bạn!